Xã Bùi La Nhân thực hiện thành công tích tụ ruộng đất gắn với sản xuất theo hướng hữu cơ, phương hướng phát triển ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng Nông thôn mới hiện đại, bền vững.
Năm 2023 thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU, ngày 18/11/2021 của Ban chấp hành Đảng bộ Tỉnh, Nghị quyết số 09 - NQ/HU, ngày 10 tháng 10 năm 2023 của Huyện ủy Đức Thọ, Đảng ủy xã Bùi La Nhân đã ban hành Nghị quyết số 54-NQ/ĐU, ngày 20/8/2023, Ủy ban nhân dân xã đã xây dựng kế hoạch .
Kết quả đến nay 8/9 thôn sản xuất nông nghiệp đã chuyển đổi, tích tụ ruộng đất Trước chuyển đổi: Tổng diện tích trong vùng thực hiện chuyển đổi 270,44 ha tổng số hộ1366 hộ, tổng số thửa 3083 thửa, bình quân số thửa/hộ 2 thửa/hộ. Sau chuyển đổi: Tổng diện tích toàn xã thực hiện chuyển đổi được 270,44 ha trong đó diện tích giao cho hộ 248,59 ha, diện tích dự phòng 21,85 ha. Tổng số thửa 1515 thửa , số hộ 1312 hộ. Bình quân số thửa/hộ 1,16 thửa/hộ, bình quân diện tích/thửa 1640 m2.
Phát động ra quan thực hiện Đề án tích tụ ruộng đất
Đến nay xã Bùi La Nhân đã hình thành vùng sản xuất hàng hóa đạt chuẩn VietGap và đã được cấp mã vùng sản xuất với quy mô 10ha lúa, , quy hoạch vùng lúa hữu cơ trên ruộng rươi cáy với diện tích 10 ha; xây dựng quy hoạch vùng sản xuất lúa hữu cơ thương phẩm với quy mô gần 65ha có liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm.
Mô hình sản xuất lúa Hữu cơ hữu cơ
Sản phẩm gạo rươi thần Nông đạt 3 sao
Ngoài ra các phụ phẩm từ sản xuất nông nghiệp hữu cơ góp phần phát triển đàn gia súc của địa phương tạo nên chuỗi liên kết bền vững giữa sản xuất, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản bền vững lợi thế của tích tụ ruộng đất là gắn với phát triển nông nghiệp hữu cơ. Trong những năm tới xã Bùi la Nhâ tiếp tục tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp.
1. Tiếp tục chỉ đạo hoàn thành tích tụ và chuyển đổi ruộng đất theo tinh thần nghị quyết của các cấp, đồng thời thực hiện đồng bộ các đề án phát triển kinh tế gắn với đề án phát triển kinh tế nông thôn giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, để hình thành các vùng sản xuất quy mô lớn, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất có liên doanh liên kết để hình thành các sản phẩm mang thương hiệu của địa phương.
2. Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân trong thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp; phát triển về quy mô sản lượng, chất lượng các sản phẩm chủ lực, sản phẩm lợi thế, sản phẩm OCOP của địa phương; đổi mới, phát triển các mô hình liên kết theo chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp.
3. Quy hoạch mở rộng xây dựng các mô hình sản xuất lúa hữu cơ để khai thác tiềm năng thế mạnh của địa phương và phát triển đàn gia súc tạo chuổi sản phẩm hữu cơ bền vững có giá trị cao.
4. Khuyến khích phát triển kinh tế gia trại, trang trại, đẩy mạnh hỗ trợ năng lực và phát triển của hợp tác xã nông nghiệp, các tổ hợp tác, doanh nghiệp trong sản xuất và chế biến, phân phối sản phẩm.